Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Cảm nhận về tiểu thuyết "Đăng Hoa Bất Kham Tiễn"


Đăng  Hoa Bất Kham Tiễn
Thể loại: đam mỹ, cổ trang.
Tác giả: Vương Thập Nhất



Đăng hoa bất kham tiễn” : Đăng hoa ấy có tên là Tô Tử.
Từ xưa khi nhắc đến đế vương chi ái, người ta lại có câu ‘Tự cổ quân vương đa bạc tình.’, nghĩa là các bậc đế vương xưa nay vốn hay bạc tình, còn trong ‘Đăng hoa bất kham tiễn’ thì sao, công tử Hàm thì sao, có phải hắn bạc tình? Không, hắn không bạc tình, chỉ là hắn  nhẫn tâm, sự nhẫn tâm  mà một bậc đế vương cần phải có.
Muốn viết  thật nhiều thật nhiều về câu chuyện này, chuyện tình tựa như một câu chuyện có thật trong một cuốn sử kí nào đó mà không phải trong thế giới đam mỹ với những câu chuyện tình bất hủ không kém phần lãng mạn  của những bậc đế vương sẵn sàng rũ bỏ giang sơn để đổi lấy nụ cười của giai nhân.
“Đăng hoa bất kham tiễn” điển hình cho nỗi bi ai của một kiếp quân vương:  có được thiên hạ lại đánh mất ái nhân.
 Câu chuyện không dài nhưng súc tích, giống như một mảnh cắt chéo qua cuộc đời của nhân vật. Khởi đầu đã là một cuộc trốn chạy trở về với cố quốc của công tử Hàm, không có giới thiệu bối phận, không có mở màng cho đoạn tình ái này, chỉ hiểu rằng bắt đầu đã là quyến luyến yêu thương, đã sẵn mang lời thề cùng sống cùng chết. Tác giả đối với hai người họ cũng thật kiệm lời, cần chi những lời ngọt ngào đầu môi, nào ta yêu ngươi hay là người yêu ta, một mảnh chân tâm đã là đủ rồi.
Mặc dù bối cảnh là hành trình tháo chạy về nước thế nhưng cũng không thiếu nhưng không cảnh thơ mộng hòa lẫn một thoáng bi ai trong lòng. Giữa đêm khuya vắng, ai cần mẫn khởi bút soạn thư, ai lặng lẽ mài mực cạnh bên. Khung cảnh bình bình giản dị mà thơ mộng như một bức tranh ái tình giữa hai con người ấy.
“Ngày nào còn có nhau, chỉ mong đừng quá vội. Mê luyến cả đời này, không biết còn có thể nhìn được bao lâu.”
Trăng sáng trên cao, trong phòng một mảnh tình thâm. Tô Tử tỉ mỉ ngồi cắt hoa đèn, sợ rằng năm tháng chẳng còn bao lâu, chỉ mong  giữ lấy đêm dài nhìn người yên giấc. Khung cảnh này đây có lẽ là khung cảnh đẹp nhất của ‘Đăng hoa bất kham tiễn’.
Xuyên suốt câu chuyện là một nỗi đau âm ỉ kéo dài mãi đến khi bùng nổ vào giây phút  Tô Tử cất bước rời đi, công tử Hàm ôm lấy y khẽ khàng một câu : “Hàm này nửa đời, chỉ yêu  một mình ngươi.” ( Là nửa đời đó, chỉ có nửa đời thôi, không phải một đời )Chút hoan hỉ  chợt thoát qua trong lòng, bất chợt lại nghe ai kia đề lại lời cuối ‘ Ngày sau, bảo trọng.’ Chút hoan hỉ ấy phút chốc cũng theo gió mà đi, theo mây mà tan thành khói bụi, lòng như rơi vào vực thẳm, cầm ngọc bội trên tay chỉ càng tăng thêm xót xa cho kẻ sắp phải ra đi.
Lặng lẽ ngồi đọc, lặng lẽ rơi lệ, thương thay cho mối tình của  một bậc đế vương . Nhưng rồi bi ai thì đã sao, xót xa thì đã sao, một khi người chết bước qua cầu Nại Hà quên đi tất cả, liệu còn nhớ tới đoạn tình ái này nữa không? Thế mà Tô Tử kia vẫn  muốn một làm loài hoa cát cánh để năm qua tháng lại, vẫn bền bỉ tuần hoàn, thủy chung không thay đổi.
Còn công tử Hàm, người có vì đoạn tình ái này mà đau xót hay không?
Cơ trí như thế, mượn chuyện thanh mã mà nói lên dụng ý của bản thân. Nhẫn tâm như thế, sẵn sằng đưa tay cắt bỏ đăng hoa.
Người có vì ai mà đêm về thao thức, có vì ai mà ngẫm lại chuyện khi xưa?
Hay cho câu: “Ái tình là gì mà đòi so với thiên trường địa cửu. Một kiếp người nhỏ bé bì thế nào với vạn dặm giang sơn.”
Vậy là đã rõ, dù lòng có đau đớn hơn đi chăng nữa, thì vị đế vương kia vẫn chẳng thế làm khác đi.
Một hồi bi kịch rồi cũng sẽ bị lãng quên mà thôi.
Tô Tử..Tô Tử, mấy bận xuân thu đã qua, ngươi giờ ngủ nơi nào, hay linh hồn người đã hóa thành loài hoa cát cánh kia, để sánh cùng thiên trường địa cửu, để lan rộng vạn  dặm giang sơn, thủy chung muôn đời với vị Chương Vương ấy…

0 nhận xét:

:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X
=(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] :-t b-( :-L

Đăng nhận xét